Bệnh học VMDƯ




 Bệnh học
Những nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả đã khẳng định: VMDƯ là bệnh của di truyền miễn dịch.
Đó là sự mất cân bằng điều hòa tổng hợp IgE dẫn tới khả năng tạo kháng thể IgE tăng cao.
Khi tiếp xúc với dị nguyên có trong môi trường, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra IgE. Số lượng IgE này sẽ gắn kết với dưỡng bào và các tế bào ái kiềm ở niêm mạc mũi. Khi tiếp xúc lần thứ 2, lượng IgE này sẽ gắn kết với dị nguyên. Sự gắn kết này sẽ dẫn đến hậu quả là giải phóng các chất hóa học trung gian vào niêm mạc mũi.
Những chất trung gian hóa học này (histamin, leucotrien, prostaglandin, acidhydrolaxes) gây giãn mạch, sung huyết, tăng tính thấm thành mạch làm sưng, phù nề niêm mạc mũi.
- Những chất hóa học trung gian kích thích thần kinh ở mũi, kích thích tế bào sinh nhầy. Đây là nguyên nhân của chảy nước mũi trong.
- Thu hút các tế bào gây viêm đến niêm mạc mũi: Bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu ái toan, tiểu cầu, từ đó gây ra các phản ứng viêm tiếp diễn. Tất cả các phản ứng trên tạo thành bệnh cảnh lâm sàng của VMDƯ điển hình như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sung huyết đỏ, ngạt mũi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét