Đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý của các xoang

1. Điểm Sinh Lý và Giải Phẫu của Các Xoang

Mặt và sọ gồm có nhiều xương lắp ghép với nhau. Nếu các xương này đều đặc, thì đầu sẽ rất nặng, gây khó khăn trong cử động và di chuyển. Để khối mặt và sọ của động vật giảm bớt trọng lượng, trong quá trình tiến hoá đã hình thành nên những khoảng trống trong lòng các xương. Những khoảng trống này được gọi là xoang (sinus). Các xoang này có kích thước khác nhau. Các xoang đều có lỗ thông vào mũi để chất dịch tiết từ xoang có thể thoát ra ngoài. Tổng cộng có 5 loại xoang, chia làm 2 nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.

1.1 Nhóm các xoang trước gồm: xoang hàm , xoang trán, xoang sàng trước.
- Xoang hàm (hang Highmore) phát triển bên trong xương hàm trên, là xoang lớn nhất có thể tích trung bình là 15ml và là xoang hoàn chỉnh huy nhất lúc trẻ chào đời. Đến tuổi trưởng thành nền xoang chỉ cách chân răng qua một lớp màng xương mỏng.

- Xoang trán hoàn thiện vào khoảng 30 tuổi, một xoang trán có kích thước trung bình từ 4 - 7ml, kích thước xoang trán hai bên có thể tích không đều nhau ngay cả với người bình thường.3- 5% người không có xoang trán một hoặc hai bên. Sàn của xoang trán là một phần trần hốc mắt, đây là con đường của biến chứng vào ổ mắt do viêm xoang ngoài ra ống thần kinh trên ổ mắt nằm trong sàn của xoang trán nên viêm xoang trán rất dễ biến gây chứng thần kinh. Thành sau là thành trước của hố não trước, đây là con đường lan truyền nhiễm khuẩn từ mũi xoang gây nên biến chứng nội sọ.

- Xoang sàng khá phức tạp nên còn được gọi là mê đạo sàng.
+ Xoang sàng được cấu tạo bởi nhiều hốc xương nhỏ thông với nhau được gọi là tế bào sàng ( từ 6 – 10 tế bào) ở cả hai bên của xoang sàng, thể tích chung từ 2- 3ml. Xoang sàng hoàn thiện vào khoảng 14 tuổi.
+ Xoang sàng trước gồm các tế bào sàng thông vào khe mũi giữa, xoang sàng sau gồm các tế bào thông vào khe mũi sau.
+ Tương quan vị trí với các thành phần khác: mặt trên là nền sọ, mặt dưới là khe mũi giữa, phía trước là xương chính mũi, mặt sau là xoang bướm. Về mặt bệnh học xoang sàng có một ý nghĩa to lớn vì nó là ổ lưu trữ vi khuẩn trong các ngách nhỏ và sâu, từ các ngách này vi khuẩn lan sang các xoang khác. Do vậy điều trị không tận gốc xoang sàng khó lòng điều trị tận gốc các xoang mặt khác.

1.2 Nhóm các xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm

- Xoang bướm nằm sau cùng trong tất cả các xoang cạnh mũi, xoang bướm có kích cỡ khác nhau tùy người, thể tích trung bình từ 0,5 – 3ml. Tương quan vị trí của xoang bướm với các thành phần khác: liên quan đến đáy sọ, tuyến yên, thành mũi, ống thị giác.
• Tất cả các xoang đều bao phủ bởi niêm mạc, trong chứa toàn không khí, thành các xoang được lót một lớp niêm mạc với những hàng tế bào lông chuyển luôn luôn rung chuyển theo một chiều, có nhiệm vụ quét các chất bẩn và dịch tiết di chuyển về một hướng đến các lỗ thông mũi xoang để ra ngoài. Niêm mạc mũi có thể bị phồng lên quanh các lỗ thông xoang, đây là điều kiện ảnh hưởng đến sự thông thoát dịch tiết qua các lỗ thông tự nhiên.
Do đó lỗ thông mũi xoang là yếu tố quan trọng trong các bệnh mũi xoang.

2. Chức năng của các xoang

Có hai chức năng chủ yếu:
1. Giảm bớt trọng lượng của đầu.
2. Thùng cộng hưởng (caisse de resonnance): âm thanh phát ra cộng hưởng với các xoang và có âm sắc đặc biệt. Hệ thống xoang khác nhau về thể tích và hình dạng giữa mỗi người, do đó giọng nói cũng đặc trưng cho từng người.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét