Phòng bệnh viêm mũi xoang (viêm xoang)



Phòng bệnh viêm mũi xoang - Cách rửa mũi bằng dung dịch NaCl 0,9%

VMX có thể phòng ngừa được bằng cách tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, các nguyên nhân gây dị ứng... Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó phòng tránh nguyên nhân này.

Nên đeo khẩu trang y tế (loại có nẹp nhôm bẻ lại che kín mũi) bán ở các cửa hàng dụng cụ y khoa. Khi bị cảm cúm vài ngày, dùng thuốc thông thường không đỡ nên đi khám chuyên khoa ngay. Để tránh tái phát sau phẫu thuật xoang, nên tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Như đã nói ở trên, viêm mũi xoang do nhiều nguyên nhân nên việc dự phòng trước hết cần loại bỏ các tác nhân gây bệnh bằng cách thực hiện những nguyên tắc vệ sinh sau:

1. Phòng ở phải thoáng mát, đủ ánh sáng và nên mở cửa sổ thường xuyên thông thoáng với không khí tươi ngoài trời. Nếu có điều kiện dùng các loại máy lọc bụi đặt trong phòng.

2. Nên dùng gối đệm bằng chất liệu tổng hợp, gối nệm chăn chiếu cần phơi nắng thường xuyên, hạn chế dùng thảm trải nhà.

3. Hạn chế nuôi súc vật trong nhà như chó, mèo, bọ, chim cảnh v.v.

4. Không hút thuốc lá.
Hút thuốc lá làm tê liệt các nhung mao trong mũi xoang khiến đường hô hấp không thể loại trừ được các chất bụi bẩn

5. Do kết quả điều trị rất hạn chế nên việc phòng bệnh trở thành biện pháp tốt nhất để tránh viêm xoang và các biến chứng của nó. Cần tránh mọi tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng; cụ thể là tránh xa bụi khói, không bơi ở những hồ bơi chưa đảm bảo vệ sinh.
6. Ở nơi bụi nhiều hoặc làm việc trong điều kiện bụi bặm nên rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Ở Việt Nam chưa có loại bình chuyên dụng ta có thể thay bằng loại bình có vòi cong bán ở các đại lý hóa chất và một số nhà thuốc.
Nếu các triệu chứng chảy nước mũi, ngạt mũi, nhức đầu kéo dài quá 2 tuần nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm VMX.
7. Cách rửa mũi bằng dd NaCl 0,9% :
Mục đích:
- Chống viêm
- Rửa trôi các tác nhân gây bệnh: bụi, phấn hoa, lông thú...

Cách làm:
- Bạn cần chuẩn bị cho mỗi lần rửa mũi khoảng 100ml dd NaCl 0,9 % cho vào bình có vòi dài như các loại bình đựng nước ở phòng thí nghiệm hoặc loại bình như trên hình ( loại bình này mình chưa thấy bán trên thị trường Hà Nội).
- Bạn rửa như trên hình, để dd NaCl chảy từ bên mũi này sang bên kia, nếu có thể bạn có thể để dd chảy xuống họng rồi nhổ ra cũng được, như thế sẽ dd sẽ tiếp xúc được với phần họng của bạn.
- Bạn nên rửa mũi 2 lần một ngày, trưa và tối hoặc sau khi tiếp xúc với khói bụi, các tác nhân gây dị ứng.
- Tiêu chuẩn nước rửa mũi: đạt tiêu chuẩn vô khuẩn, NaCl 0,9% hoặc tự chế (100g muối ăn tinh khiết cho vào nước đun sôi vừa đủ 1000 ml, đun sôi được dung dịch mẹ, lấy 100 ml dung dịch muối mẹ cho vào 1000 ml nước sôi, đun lại 10 phút được nước muối sinh lý đạt yêu cầu rửa mắt, rửa mũi, rửa vết thương, súc họng)

Đây là clip hướng dẫn sử dụng loại bình này.


Túi bột đổ vào bình là NaCl. Ở VN bạn có thể mua muối tinh ở các siêu thị về pha cũng được.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng và phân loại


1. Nguyên nhân
1.1 Cơ địa nhạy cảm
Gia đình có bố mẹ bị dị ứng hoặc trong phả hệ có người bị dị ứng. Theo điều tra cho thấy nếu mẹ có bệnh dị ứng thì tỉ lệ mắc bệnh này ở con cái của họ tới 65%. Do đó có thể thấy yếu tố di truyền có quan hệ mật thiết với phát sinh viêm mũi dị ứng.
1.2 Do tiếp xúc với dị nguyên
Dị nguyên là nguyên nhân gây dị ứng. Bao gồm 2 nhóm lớn:
+ Dị nguyên ngoại sinh:Phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, nấm , mốc, protein thức ăn
+ Dị nguyên nội sinh: Hình thành ngay trong cơ thể, có thể xuất hiện sau 1 đợt nhiễm khuẩn.
1.3 Yếu tố nhiễm trùng
Có thể dị ứng với độc tố của vi khuẩn ở những ổ viêm mạn tính, nhiễm khuẩn ở mũi họng, miệng, sâu răng, viêm lợi…
1.4 Yếu tố môi trường khí hậu
Những thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm kích thích niêm mạc mũi tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng xuất hiện.
1.5 Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẫu
Vẹo vách ngăn mũi, gai vách ngăn kích thích làm bệnh phát sinh
2. Phân loại
2.1 Theo cách phân loại cổ điển
2.1.1 Viêm mũi dị ứng mùa
Thường mắc bệnh vào mùa xuân và hè với thời gian khác nhau, gần như thành quy luật các triệu chứng xuất hiện vào cùng thời điểm trong các năm tiếp theo. Các dị nguyên thường là phấn hoa, cây cỏ hoặc nấm xuất hiện theo mùa thâm nhập qua đường hô hấp.
Triệu chứng:
Thường bắt đầu bằng giai đoạn khởi phát từ 5-15 ngày,với các triệu chứng ngứa ở khoang mũi, sống mũi, cảm thấy khô ở niêm mạc họng, thanh quản, khóe mắt, thỉnh thoảng ở ống tai ngoài. Sau giai đoạn khởi phát xuất hiện hiện tượng hắt hơi từng tràng, khó thở vì cuốn mũi sưng nề và chảy nước mắt, mắt tấy đỏ. Nhạy cảm với ánh sáng, 30% số bệnh nhân bị viêm phế quản, sức khỏe chung bị ảnh hường nhẹ, thỉnh thoảng bị ớn lạnh nhưng không bị sốt. Bệnh trở nên trầm trọng khi thanh quản bị phù nề, ít khi bị sốc phản vệ. Ngoài cơn các triệu chứng hết hoàn toàn. Không cần dùng thuốc cũng tự khỏi.

2.1.2 Viêm mũi dị ứng quanh năm
Đa số dị nguyên trong không khí, một số thâm nhập qua đường tiêu hóa ( bắt nguồn từ thực phẩm và lương thực đặc biệt là nấm, thuốc tân dược).
Triệu chứng:
Tương tự như viêm mũi dị ứng mùa nhưng hắt hơi và sổ mũi ít hơn nhưng lại ngạt mũi thường xuyên, niêm mạc mũi dần dần biến đổi từ màu hồng thành tái nhợt và phù nề, cuối cùng thành polyp.

2.2 Theo phân loại ARIA ( hiệp hội viêm mũi dị ứng QT)
2.2.1 VMDƯ dai dẳng được xác định bởi:
- Ảnh hưởng trên triệu chứng
- Ảnh hưởng trên chất lượng cuộc sống
- Ảnh hưởng trên năng xuất lao động
- Ảnh hưởng trên các bệnh đi kèm

2.2.2 VMDƯ gián đoạn xác định bởi:
- VMDƯ gián đoạn có thời gian mắc bệnh ≤ 4 ngày/ tuần hay ≤ 4 tuần
- VMDƯ dai dẳng có thời gian mắc bệnh > 4 ngày/ tuần và > 4 tuần
Giai đoạn nhẹ: giấc ngủ bình thường không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như thể thao, giải trí, làm việc mà không có các triệu chứng khó chịu.
Giai đoạn trung bình và nặng: giấc ngủ không bình thường, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
Liên quan giữa bệnh VMDƯ với đường hô hấp.
Bệnh VMDƯ thường gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt là hen. Các bệnh này làm nặng thêm các triệu chứng của VMDƯ, điều này giải thích ý nghĩa của thuốc kháng sinh trong các đơn thuốc.