Phòng bênh VMDƯ


Phòng bệnh
Là một bệnh di truyền miễn dịch nên phòng bệnh mang tính chất nâng cao sức khỏe cải thiện chất lượng sống hơn là phòng bệnh.
Nếu gia đình bạn có người mắc căn bệnh này thì bạn là người có nguy cơ cao.
Cần phải xác định bạn dị ứng với loại dị nguyên nào:
- Nếu bạn dị ứng thời tiết thì hầu như bạn chỉ có cách thay đổi nơi ở hoặc đề phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Nếu dị ứng với phấn hoa, lông thú, bọ nhà thì tránh xa chúng là cách duy nhất.
- Một biện pháp cơ học để loại bỏ dị nguyên là rửa mũi hằng ngày bằng dung dich nước muối sinh lý 0,9%, loại dung dịch này có bán ở các nhà thuốc.
- Không dùng tay ngoáy mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi
- Tránh ăn uống đồ lạnh, thức ăn tanh. Rượu, thuốc lá là những thứ bạn phải từ bỏ nếu bạn muốn hít thở bình thường với cái mũi của mình.
- Cần chú ý điều trị triệt để các ở mũi xoang và vùng răng miệng.
- Cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời khi bạn nghi ngờ mình có các triệu chứng của VMDƯ
Cần nhớ 3 triệu chứng cơ bản của VMDƯ: Ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi trong kéo dài hoặc lặp đi lặp lại có tính chất chu kì.

Điều trị VMDƯ



Điều trị
Mục đích điều trị là thanh toán nguồn gây bệnh dị ứng mà ta xác định được. Nếu không đạt được toàn bộ hoặc một phần của mục đích này thì có thể dùng một biện pháp miễn dịch.
Chiến lược điều trị viêm mũi dị ứng:
Giảm được:
- Hiện tượng viêm
- Triệu chứng dị ứng
Cần điều trị liên tục: Mục đích làm giảm hiện tượng viêm và kiểm soát triệu chứng dị ứng. Các yếu tố môi trường và xã hội cần được quan tâm để lập một cuộc sống bình thường.
Các loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc co mạch phun vào mũi
- Steroid phun trong mũi
Giải quyết tác nhân gây bệnh:
Bằng cách thay đổi môi trường sống, làm việc hoặc đổi nghề, thay đổi chế độ ăn, loại bỏ các thực phẩm gây bệnh dị ứng.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên: loại trừ nguồn gây bệnh mà ta xác định được ( tránh tiếp xúc với dị nguyên). Tuy nhiên biện pháp này coi như khó thực hiện vì không dễ dàng chuyển đổi công việc mà bạn đang theo đuổi cũng như nơi ở.

Chẩn đoán VMDƯ



    Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định phải được chẩn bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Ở đây chúng tôi giới thiệu sơ lược về các tiêu chuẩn chẩn đoán để các bạn có thể hình dung được quy trình chẩn đoán.
Lâm sàng: có 3 triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi và chảy mũi.
Niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có ánh tím.
Có người nhà bị dị ứng - bố hoặc mẹ.
Xét nghiệm:
-         Các xét nghiệm da bì: thử 1 hay nhiều dị nguyên vào da, dương tính khi có hiện tượng tản hạt của dưỡng bào phụ thuộc vào IgE trong da với hiện tượng hồng ban, nổi mày đay.
-         Test lẩy da: tương tự cách trên, dị nguyên được đưa qua da sau đó đánh giá độ sẩn phù và phản ứng viêm tại chỗ.
-         Test rạch da
-         Test trong da
-         Các phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể dị ứng

Bệnh học VMDƯ




 Bệnh học
Những nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả đã khẳng định: VMDƯ là bệnh của di truyền miễn dịch.
Đó là sự mất cân bằng điều hòa tổng hợp IgE dẫn tới khả năng tạo kháng thể IgE tăng cao.
Khi tiếp xúc với dị nguyên có trong môi trường, cơ thể người bệnh sẽ tạo ra IgE. Số lượng IgE này sẽ gắn kết với dưỡng bào và các tế bào ái kiềm ở niêm mạc mũi. Khi tiếp xúc lần thứ 2, lượng IgE này sẽ gắn kết với dị nguyên. Sự gắn kết này sẽ dẫn đến hậu quả là giải phóng các chất hóa học trung gian vào niêm mạc mũi.
Những chất trung gian hóa học này (histamin, leucotrien, prostaglandin, acidhydrolaxes) gây giãn mạch, sung huyết, tăng tính thấm thành mạch làm sưng, phù nề niêm mạc mũi.
- Những chất hóa học trung gian kích thích thần kinh ở mũi, kích thích tế bào sinh nhầy. Đây là nguyên nhân của chảy nước mũi trong.
- Thu hút các tế bào gây viêm đến niêm mạc mũi: Bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu ái toan, tiểu cầu, từ đó gây ra các phản ứng viêm tiếp diễn. Tất cả các phản ứng trên tạo thành bệnh cảnh lâm sàng của VMDƯ điển hình như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, sung huyết đỏ, ngạt mũi.

Triệu chứng VMDƯ


  Triệu chứng
VMDƯ khởi bệnh đột ngột, bệnh nhân ngứa ở mũi, cổ, mắt, da ống tai ngoài. Tiếp theo là ngạy mũi và chảy dịch trong. Ở trẻ em có khi không hắt hơi mà chỉ ngạt mũi và chảy nước mũi trong . thường kèm theo các triệu chứng về tiêu hóa như trướng bụng, tiêu chảy. Ở người cao tuổi có thể chỉ có chảy nước mũi trong. Cơn dị ứng đến đột ngột và hết rất nhanh.
- Toàn thân: Không có triệu chứng gì đặc biệt
- Cơ năng: ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi trong là 3 triệu chứng thường gặp nhất
- Thực thể: Khám hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có các đám nhỏ màu tím.

Con tôi thường xuyên bị chảy máu mũi.Theo bác sĩ nhi khoa khám cho cháu thì đó là điều phổ biến với các trẻ bị dị ứng.Có đúng như vây không?Vì sao?





Mũi bị chảy máu là phổ biến với những trẻ bị viêm mũi dị ứng,dù là viêm theo mùa hay viêm mạn tính.Nói chung thi sự chảy máu trên chỉ thỉng thoảng mới xảy ra và thường nhẹ và dẽ cầm.
Những tác nhân gây dị ứng cho con bạn thưc tế không gây ra sự chảy máu ,chúng chỉ làm khởi động một phản ứng dị ứng, mà phản ứng này làm phù nề niêm mạc mũi,khiến cho niêm mạc mũi dễ bị tổn thương.Ngoài ra,niêm mạc mũi ở gần lỗ mũi chỉ gồm có một số ít tế bào dày và rất đè bị tổn thương .Vì chất nhờn và các hạt bị niêm mac mũi lọc giữ lại đẩy ra phía trước mũi ở đó đóng khô và tạo nên gỉ mũi.khi trẻ cạy các gỉ mũi khiến cho niêm mạc bị chày xước và chảy máu.




Con gái tôi bị viêm mũi dị ứng từ năm lên 9 tuổi.Nay cháu đã 11 tuổi và sự tiến triển của bệnh có vẻ như xấu hơn, chứng có thể dẫn đến bệnh hen không?



Nói chung thì 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể sẽ bị hen.Hen là nhưng rối loạn gồm những cơn long phế quản bị hẹp lại ,niêm mạc phế quản bị phù nề và có sự tăng tiết chất nhờn ở phổi. Điều đó gây ra hiện tượng ho,thở có tiếng rít và có khó thở .Vì 70% bệnh nhân viêm mũi dị ứng không sẽ không bị hen nên con gái bạn có nhiều cơ hội không bị hen,tuy nhiên khả năng mắc bệnh hen của con bạn sẽ tăng lên nếu trong gia đình có người nào đó đã bị hen.


Nếu khi bị lạnh và bị sổ mũi,thì qua việc sỉ mũi tôi có thể làm bắn vi trùng vào các xoang và tai không?



Rất có thể và đó cũng là môt cách mà bạn bị nhiễm trùng xoang và tai.Tốt nhất nên hít nhẹ chất nhờn xuống họng và đẩy nó ra ngoài hơn là sỉ mũi.

Tôi hầu như bị chảy nước mũi thường xuyên.Vậy nước mũi đó ở đâu ra?



Mũi có thể sản sinh ra một lượng lớn chất dịch và dịch được tiết ra là do tác động tới hai loại tế bào và một vài tuyến đặc biệt .Trên thực tế có khoảng một phần tư lượng dịch đã dẫn lưu xuống họng mỗi ngày mà bạn không chú ý thấy. Điều đó là bình thường nên não bộ coi là không có gì đáng chú ý cả.Chỉ khi nào lượng dịch tăng lên đáng kể như trong các phản ứng dị ứng nhiễm trùng hoặc do bị kích thích thì não bộ của bạn mới chú ý và báo động cho bạn về sự dẫn lưu này.

Chúng tôi

Chúng tôi là một nhóm sinh viên các trường: HV Y Dược học cổ truyền Việt Nam, ĐH Y Khoa TPHCM, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. Với mong muốn phát triển bài thuốc gia truyền Viêm xoang tán chúng tôi đã thành lập nhóm để cùng tìm kiếm các bài thuốc gia truyền trong dân gian và đưa chúng phổ biến đến mọi người. Hiện tại, trong nhân dân tồn tại rất nhiều bài thuốc gia truyền có hiệu quả chữa bệnh cao lại ít tốn kém nhưng hầu hết chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm. Người bệnh khi tìm đến các thầy lang điều trị chỉ hy vọng "gặp thầy gặp thuốc" mà không nắm được tính năng công dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc( mọi người cần lưu ý thuốc Đông Y vẫn có những tác dụng phụ ). Chúng tôi mong muốn nghiên cứu các bài thuốc này dưới ánh sáng của YHHĐ cũng như đưa lý luận YHCT vào các bài thuốc, qua đó sẽ áp dụng bài thuốc chính xác cho từng thể bệnh, cũng như vận dụng và phát triển các bài thuốc này để điều trị các bệnh khác.


Hiện tại chúng tôi đang được kế thừa bài thuốc Viêm xoang tán của gia đình bạn Đinh Văn Luân- một thành viên trong nhóm. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ hoàn thiện bài thuốc, cải tiến cách bào chế để thuận tiện hơn trong sử dụng.


Cần phải nói thêm rằng 1 phương thuốc không phải bao giờ đặc trị cho 1 bệnh.Với những bệnh có nhiều nguyên nhân gây bệnh như bệnh viêm xoang có nguyên nhân do vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương, nấm, lệch vách ngăn mũi, theo YHCT lại chia làm nguyên nhân do Phế nhiệt, thận khí hư, Đởm nhiệt, trúng Phong hàn. Do vậy một phương thuốc chỉ chữa được cho một thể bệnh. Như hiện tại bài thuốc Viêm xoang tán chỉ có tác dụng đối với các chứng trúng phong, Phế nhiệt, Đởm nhiệt, tương ứng với các chứng chảy nước mũi vàng xanh. Chúng ta vẫn lầm tưởng phương thuốc đó có thể chữa cho tất cả các bệnh nhân bị cùng một bệnh, đó là một quan niệm sai lầm. Cũng từ nguyên nhân này chúng tôi muốn sưu tầm và nghiên cứu để chữa toàn diện một căn bệnh.
Qua trang web này chúng tôi hy vọng được biết thêm các kinh nghiệm chữa bệnh của các bạn ở các miền trên đất nước nhằm làm phong phú và góp phần phát triển nền Y học.

Hướng dẫn sử dụng thuốc gia truyền Viêm xoang tán


1. Công dụng
Đặc trị viêm xoang cấp và mãn tính.
2. Đặc điểm
Thuốc bột, được bào chế từ một số thảo dược trong thiên nhiên, không gây phản ứng phụ và hiện tượng nhờn thuốc.
3. Cách sử dụng
- Chia thuốc thành 20 phần nhỏ, cho một phần vào đầu một ống nhỏ.
- Thổi thuốc vào một bên mũi.
- Sau 5 phút thổi tiếp mũi kia cùng lượng như trên. Mỗi ngày thổi từ 1 đến 2 lần.
Lưu ý: có thể dùng ống thổi được gửi kèm theo thuốc hoặc sử dụng loại ống nhỏ hơn. Với trẻ em dùng loại ống hút nhỏ.
Đưa thuốc qua phần tiền đình mũi ( cách lỗ mũi khoảng 0,8cm) rồi thổi mạnh. Lần đầu tiên nên thổi nhẹ để quen với cảm giác thổi. Hầu hết các bệnh nhân khi thổi thuốc đều có cảm giác xót và nhức. Chính áp lực thổi mạnh gây nên cảm giác xót, nhức mũi và nhức lên trán bên thổi. Nếu đã quen thì có thể đưa thuốc vào mũi rồi hít lên từ từ đảm bảo thuốc vào sâu bên trong mũi.
4. Liều dùng
Liều điều trị: 4 gói/ 1 liệu trình ( khoảng 40 ngày).
Đối với trường hợp nặng sau một liệu trình mà triệu chứng chưa hết hẳn nghỉ 2 tuần dùng tiếp liều thứ 2.
5. Lưu ý
· Kiêng kỵ: - Thức ăn tanh: trứng, cá, hải sản, . . .
- Đồ nóng, cay: rượu bia, thuốc lá, thuốc lào…
- Đặc biệt phải kiêng thịt gà.
· Vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi thổi thuốc. Trước khi thổi, người bệnh thở ra, và hé miệng khi thổi, sau khi thổi hít nhẹ vào.
· Khi thổi thuốc có thể xuống cổ họng khi đó uống một ít nước để thuốc xuống dạ dày( thuốc uống tốt cho dạ dày). Không nên khạc nhổ thuốc ra ngoài trừ trường hợp nước mũi chảy ra nhiều.



Đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý của các xoang

1. Điểm Sinh Lý và Giải Phẫu của Các Xoang

Mặt và sọ gồm có nhiều xương lắp ghép với nhau. Nếu các xương này đều đặc, thì đầu sẽ rất nặng, gây khó khăn trong cử động và di chuyển. Để khối mặt và sọ của động vật giảm bớt trọng lượng, trong quá trình tiến hoá đã hình thành nên những khoảng trống trong lòng các xương. Những khoảng trống này được gọi là xoang (sinus). Các xoang này có kích thước khác nhau. Các xoang đều có lỗ thông vào mũi để chất dịch tiết từ xoang có thể thoát ra ngoài. Tổng cộng có 5 loại xoang, chia làm 2 nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.

1.1 Nhóm các xoang trước gồm: xoang hàm , xoang trán, xoang sàng trước.
- Xoang hàm (hang Highmore) phát triển bên trong xương hàm trên, là xoang lớn nhất có thể tích trung bình là 15ml và là xoang hoàn chỉnh huy nhất lúc trẻ chào đời. Đến tuổi trưởng thành nền xoang chỉ cách chân răng qua một lớp màng xương mỏng.

- Xoang trán hoàn thiện vào khoảng 30 tuổi, một xoang trán có kích thước trung bình từ 4 - 7ml, kích thước xoang trán hai bên có thể tích không đều nhau ngay cả với người bình thường.3- 5% người không có xoang trán một hoặc hai bên. Sàn của xoang trán là một phần trần hốc mắt, đây là con đường của biến chứng vào ổ mắt do viêm xoang ngoài ra ống thần kinh trên ổ mắt nằm trong sàn của xoang trán nên viêm xoang trán rất dễ biến gây chứng thần kinh. Thành sau là thành trước của hố não trước, đây là con đường lan truyền nhiễm khuẩn từ mũi xoang gây nên biến chứng nội sọ.

- Xoang sàng khá phức tạp nên còn được gọi là mê đạo sàng.
+ Xoang sàng được cấu tạo bởi nhiều hốc xương nhỏ thông với nhau được gọi là tế bào sàng ( từ 6 – 10 tế bào) ở cả hai bên của xoang sàng, thể tích chung từ 2- 3ml. Xoang sàng hoàn thiện vào khoảng 14 tuổi.
+ Xoang sàng trước gồm các tế bào sàng thông vào khe mũi giữa, xoang sàng sau gồm các tế bào thông vào khe mũi sau.
+ Tương quan vị trí với các thành phần khác: mặt trên là nền sọ, mặt dưới là khe mũi giữa, phía trước là xương chính mũi, mặt sau là xoang bướm. Về mặt bệnh học xoang sàng có một ý nghĩa to lớn vì nó là ổ lưu trữ vi khuẩn trong các ngách nhỏ và sâu, từ các ngách này vi khuẩn lan sang các xoang khác. Do vậy điều trị không tận gốc xoang sàng khó lòng điều trị tận gốc các xoang mặt khác.

1.2 Nhóm các xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm

- Xoang bướm nằm sau cùng trong tất cả các xoang cạnh mũi, xoang bướm có kích cỡ khác nhau tùy người, thể tích trung bình từ 0,5 – 3ml. Tương quan vị trí của xoang bướm với các thành phần khác: liên quan đến đáy sọ, tuyến yên, thành mũi, ống thị giác.
• Tất cả các xoang đều bao phủ bởi niêm mạc, trong chứa toàn không khí, thành các xoang được lót một lớp niêm mạc với những hàng tế bào lông chuyển luôn luôn rung chuyển theo một chiều, có nhiệm vụ quét các chất bẩn và dịch tiết di chuyển về một hướng đến các lỗ thông mũi xoang để ra ngoài. Niêm mạc mũi có thể bị phồng lên quanh các lỗ thông xoang, đây là điều kiện ảnh hưởng đến sự thông thoát dịch tiết qua các lỗ thông tự nhiên.
Do đó lỗ thông mũi xoang là yếu tố quan trọng trong các bệnh mũi xoang.

2. Chức năng của các xoang

Có hai chức năng chủ yếu:
1. Giảm bớt trọng lượng của đầu.
2. Thùng cộng hưởng (caisse de resonnance): âm thanh phát ra cộng hưởng với các xoang và có âm sắc đặc biệt. Hệ thống xoang khác nhau về thể tích và hình dạng giữa mỗi người, do đó giọng nói cũng đặc trưng cho từng người.

Các nguyên nhân của viêm xoang


Nguyên nhân:
Viêm mũi xoang cấp nguyên nhân phổ biến là vi khuẩn Gram dương.

+ Người lớn: Streptococcus pneumoniae, Staphyllococcus aureus, Streptococcus pyogenes nhóm ABC và Hemophylus influenza ( gram âm)
+ Trẻ em: chủ yếu cũng là S.pneumoniae, Branhamella catarrhalis, H.influenza, S.pyogenes tan huyết anpha.

Viêm xoang mạn: phổ biến nhất là Bacteroides, Veilonella, Rhinibacterium và các vi khuẩn kị khí khác như H.influenza, S.viridans và nhiều dạng liên cầu. Hiếm khi viêm xoang mạn được giải quyết có kết quả bằng kháng sinh.
+ Viêm mũi xoang còn có thể do một nguyên nhân đặc hiệu: Viêm mũi xoang do vi nấm thường gặp trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS), chẩn đoán đặc hiệu nhờ CT-scaner hoặc MRI.

Bệnh học viêm xoang

Sinh bệnh học:
Có ba yếu tố chủ yếu trong sinh lý bình thường của các xoang cạnh mũi là:
+ Độ thông thoáng của lỗ thông khe.
+ Chức năng lông chuyển.
+ Sự chế tiết nhầy
Sinh bệnh học đầu tiên và có ý nghĩa nhất là bít tắc các lỗ thông xoang do phù nề niêm mạc quanh lỗ thông.

(Click vào hình để xem ảnh lớn)

Triệu chứng viêm xoang cấp và mạn tính


Triệu chứng

1.Viêm xoang cấp:


Viêm xoang cấp thường xảy ra nhất ở nhóm xoang trước. Viêm xoang sau cấp riêng lẻ rất hiếm gặp. Hội chứng viêm xoang sau cấp được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
1.1 Tại chỗ

- Đau: là dấu hiệu cố định, có trong các dạng khác nhau.
+ Cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán: cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có 2 chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa, lúc đó mũi chảy nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống, đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi kèm chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau, da vùng xoang tăng cảm giác, chỉ sờ cũng đau, ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên- trong ổ mắt cũng đau nhói.
+ Cơn đau của viêm xoang hàm cấp: đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về một phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt. Trường hợp viêm xoang hàm do sâu răng kèm thêm triệu chứng đau nhức chân răng, lợi quanh răng sưng.
+ Cơn đau của viêm xoang sàng: góc trên trong của ổ mắt sưng đỏ lên, chạm vào rất đau, thường đau trên đỉnh đầu và phía xương chẩm.

- Cảm giác nặng vùng mặt kèm với đau.
- Hơi thở hôi.
- Tắc mũi và mất mùi.
- Chảy nước mũi một bên, nhầy mủ vàng, mùi nhạt nếu không có vi khuẩn yếm khí cũng không có tiến trình viêm hoại tử, có mùi hôi thối trong trường hợp ngược lại. Chảy mũi làm dịu cơn đau nhưng hỉ mũi làm đau nhiều hơn.
- Nhìn bên ngoài cho phép thấy rõ vài thay đổi trên gương mặt nếu đã có xuất tiết dịch trong xoang ra ngoài. Vd: vùng má hay vùng xương trán trên hốc mắt sưng phồng lên.
- Ấn các điểm trên ổ mắt, dưới ổ mắt, góc trong mắt vùng gốc mũi thấy đau.
- Có thể có ổ nhiễm trùng ở răng.

1.2 Toàn thân
Cảm giác nóng sốt, mệt mỏi toàn thân…

2. Viêm xoang mãn:
2.1.Tại chỗ:

- Đau: Thông thường viêm xoang trước mạn không đau trừ những đợt cấp ( đặc điểm cơn đau trong đợt cấp của viêm xoang mạn giống như cơn đau viêm xoang cấp ở trên). Viêm xoang sau mạn triệu chứng đau thường gặp: nhức liên tục đến tối đa vùng giữa đầu và sau hai mắt, lan ra hai đỉnh đôi khi có chóng mặt.
Năm điểm đau thường thấy là:
+ Hai thái dương
+ Hai đầu trong chân mày
+ Đỉnh đầu
+ Sau gáy
+ Hai vai
- Có thể ngửi thấy mùi hôi và nặng đầu nhẹ.
- Tắc mũi không cố định, chỉ mất ngửi bên bệnh.
- Chảy nước mũi ở một bên, khá nhiều mủ, mủ vàng nhạt, mùi nhạt. Đối với viêm xoang sau mạn có cảm giác tiết dịch ở mũi sau, xuống họng.

2.2. Toàn thân:
Triệu chứng của viêm đường hô hấp: ho, hắt hơi, xổ mũi, ngạt mũi, sốt….


Các biến chứng của bệnh viêm xoang


Biến chứng

Biến chứng có thể xảy ra ở những bệnh nhân viêm xoang cấp, bán cấp hoặc mạn. Tuy nhiên tỷ lệ các biến chứng nặng thì thấp mặc dù tần xuất chính xác chưa rõ. Các biến chứng thường liên quan tại chỗ tới vùng xoang bị ảnh hưởng.

- Biến chứng về mắt: Hai hốc mũi được ngăn cách với ổ mắt bởi một vách xương rất mỏng, còn khối xoang sàng ở ngay cạnh mắt. Do có những liên quan chặt chẽ về mặt cấu trúc giải phẫu như thế nên từ những viêm nhiễm ở mũi xoang có thể gây nên viêm nhiễm ở xoang trán và xoang sàng có thể gây nên viêm nhiễm ở ổ mắt bao gồm: viêm mô tế bào quanh ổ mắt, áp xe dưới cốt mạc và áp xe quanh ổ mắt. Biểu hiện bằng các triệu chứng như mờ mắt, giảm thị lực, mất hoặc thay đổi vận động của mắt nếu không điều trị kịp thời biến chứng có thể lan vào đỉnh ổ mắt và gây mù mắt.

- Đối với trẻ em hoặc những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, viêm xoang có thể dẫn đến biến chứng trong ổ mắt, gây áp-xe hậu nhãn cầu, nguy cơ tử vong cao. Biến chứng này xảy ra nhiều hơn so với viêm não hoặc nhiễm trùng huyết.

- Viêm xương tủy là biến chứng hiếm gặp.

- Dò xoang hàm: nguyên nhân do bệnh lý về răng và điều trị răng.

- Biến chứng nội sọ hiếm gặp bao gồm: áp xe ngoài màng cứng, áp xe dưới màng cứng, viêm màng não, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch hang. Bệnh nhân cần điều trị tích cực nếu biến chứng đe dọa tính mạng

VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Bệnh dị ứng là bệnh có tính toàn cầu.
Bệnh viêm mũi dị ứng ngày nay đã trở thành bệnh thường gặp và có xu hướng ngày càng tăng cao trên toàn cầu. Được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Tại Mỹ tỉ lệ mắc bệnh là 15-20% dân số, ở Pháp là 20%, Đức và Nga có 20-30% dân số mắc các bệnh đường hô hấp. Theo Lê Văn Tri tỉ lệ này ở Việt Nam là 6-15%. Với 88 triệu dân chúng ta có khoàng 10 triệu người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng còn gặp nhiều khó khăn vì viêm mũi xoang dị ứng thường kèm theo bội nhiễm do đó việc chẩn đoán phân biệt giữa viêm mũi xoang dị ứng và viêm mũi xoang do vận mạch cũng gặp nhiều khó khăn.
Viêm mũi dị ứng cũng như các bệnh dị ứng khác, đều là những bệnh miễn dịch.

Điều trị viêm xoang


Điều trị

1. Điều trị nội khoa

- Kháng sinh
- Thuốc co mạch tại chỗ
- Thuốc chống dị ứng

- Thuốc giảm đau
- Thuốc tiêu đàm
- Corticosteroid
2. Các phương pháp không dùng thuốc

- Khí dung: Phương pháp này đòi hỏi phương tiện khá đắt và khó phổ biến trong cộng đồng.
- Làm ẩm môi trường.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% để rửa mũi bằng cách cho dung dịch nước muối 0,9% vào lọ nhựa sạch rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũ
i sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
Cũng có thể sử dụng loại bình neti pot để pha thuố
c, sử dụng như hình bên dưới.

- Thủ thuật Proetz (súc rửa xoang- “kê kê”): Đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo v.v., phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.

Bộ dụng cụ hút áp lực âm
3. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa tạo thuận lợi cho sự dẫn lưu của xoang bị bệnh và lấy đi niêm mạc bị bệnh. Điều này có thể đòi hỏi phải làm khẩn cấp khi có các biến chứng hoặc khi đau dữ dội, hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thích hợp.
3.1 Chọc rửa xoang hàm
Lợi ích của chọc rửa xoang hàm là lấy đi mủ nhầy từ xoang bị bệnh và tạo thuận lợi cho sự thông khí của xoang.
3.2 Phẫu thuật nội soi
Là phẫu thuật cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy của lông chuyển và thông khí qua lỗ thông tự nhiên.
Tuy nhiên đây là phẫu thuật đuổi theo bệnh tích.
3.3 Phẫu thuật xoang kinh điển
Là phẫu thuật lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang. Trước kia chưa có ống nội soi người ta dùng phẫu thuật này. Từ khi ống nội soi ra đời chỉ sử dụng phẫu thuật này trong trường hợp không thể bảo tồn niêm mạc xoang: ví dụ nấm xoang hàm xâm lấn.