Nguyên nhân viêm mũi dị ứng và phân loại


1. Nguyên nhân
1.1 Cơ địa nhạy cảm
Gia đình có bố mẹ bị dị ứng hoặc trong phả hệ có người bị dị ứng. Theo điều tra cho thấy nếu mẹ có bệnh dị ứng thì tỉ lệ mắc bệnh này ở con cái của họ tới 65%. Do đó có thể thấy yếu tố di truyền có quan hệ mật thiết với phát sinh viêm mũi dị ứng.
1.2 Do tiếp xúc với dị nguyên
Dị nguyên là nguyên nhân gây dị ứng. Bao gồm 2 nhóm lớn:
+ Dị nguyên ngoại sinh:Phấn hoa, lông động vật, bụi nhà, nấm , mốc, protein thức ăn
+ Dị nguyên nội sinh: Hình thành ngay trong cơ thể, có thể xuất hiện sau 1 đợt nhiễm khuẩn.
1.3 Yếu tố nhiễm trùng
Có thể dị ứng với độc tố của vi khuẩn ở những ổ viêm mạn tính, nhiễm khuẩn ở mũi họng, miệng, sâu răng, viêm lợi…
1.4 Yếu tố môi trường khí hậu
Những thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm kích thích niêm mạc mũi tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng xuất hiện.
1.5 Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẫu
Vẹo vách ngăn mũi, gai vách ngăn kích thích làm bệnh phát sinh
2. Phân loại
2.1 Theo cách phân loại cổ điển
2.1.1 Viêm mũi dị ứng mùa
Thường mắc bệnh vào mùa xuân và hè với thời gian khác nhau, gần như thành quy luật các triệu chứng xuất hiện vào cùng thời điểm trong các năm tiếp theo. Các dị nguyên thường là phấn hoa, cây cỏ hoặc nấm xuất hiện theo mùa thâm nhập qua đường hô hấp.
Triệu chứng:
Thường bắt đầu bằng giai đoạn khởi phát từ 5-15 ngày,với các triệu chứng ngứa ở khoang mũi, sống mũi, cảm thấy khô ở niêm mạc họng, thanh quản, khóe mắt, thỉnh thoảng ở ống tai ngoài. Sau giai đoạn khởi phát xuất hiện hiện tượng hắt hơi từng tràng, khó thở vì cuốn mũi sưng nề và chảy nước mắt, mắt tấy đỏ. Nhạy cảm với ánh sáng, 30% số bệnh nhân bị viêm phế quản, sức khỏe chung bị ảnh hường nhẹ, thỉnh thoảng bị ớn lạnh nhưng không bị sốt. Bệnh trở nên trầm trọng khi thanh quản bị phù nề, ít khi bị sốc phản vệ. Ngoài cơn các triệu chứng hết hoàn toàn. Không cần dùng thuốc cũng tự khỏi.

2.1.2 Viêm mũi dị ứng quanh năm
Đa số dị nguyên trong không khí, một số thâm nhập qua đường tiêu hóa ( bắt nguồn từ thực phẩm và lương thực đặc biệt là nấm, thuốc tân dược).
Triệu chứng:
Tương tự như viêm mũi dị ứng mùa nhưng hắt hơi và sổ mũi ít hơn nhưng lại ngạt mũi thường xuyên, niêm mạc mũi dần dần biến đổi từ màu hồng thành tái nhợt và phù nề, cuối cùng thành polyp.

2.2 Theo phân loại ARIA ( hiệp hội viêm mũi dị ứng QT)
2.2.1 VMDƯ dai dẳng được xác định bởi:
- Ảnh hưởng trên triệu chứng
- Ảnh hưởng trên chất lượng cuộc sống
- Ảnh hưởng trên năng xuất lao động
- Ảnh hưởng trên các bệnh đi kèm

2.2.2 VMDƯ gián đoạn xác định bởi:
- VMDƯ gián đoạn có thời gian mắc bệnh ≤ 4 ngày/ tuần hay ≤ 4 tuần
- VMDƯ dai dẳng có thời gian mắc bệnh > 4 ngày/ tuần và > 4 tuần
Giai đoạn nhẹ: giấc ngủ bình thường không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như thể thao, giải trí, làm việc mà không có các triệu chứng khó chịu.
Giai đoạn trung bình và nặng: giấc ngủ không bình thường, ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
Liên quan giữa bệnh VMDƯ với đường hô hấp.
Bệnh VMDƯ thường gây nên nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt là hen. Các bệnh này làm nặng thêm các triệu chứng của VMDƯ, điều này giải thích ý nghĩa của thuốc kháng sinh trong các đơn thuốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét